Hệ thần kinh của chúng ta có mối quan hệ mật thiết với các tương tác trong xã hội, vì chúng là hệ thống tự động phản ứng với các mối đe dọa từ bé đến lớn.
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH
- Hệ thống thần kinh đóng một vai trò quan trọng trong tương tác giữa người với người. Nhưng thường chúng ta không hề nhận thức được các quá trình này.
- Những phản ứng thông thường là là “chiến đấu (fighting), chạy đi (fleeing) hoặc đóng băng (freezing)”, các phương pháp này được thiết kế để bảo vệ ta trước các sự kiện gây hại, nhưng đôi khi gây khó hiểu cho mọi người xung quanh.
- Hiểu được hệ thống thần kinh cho phép chúng ta nhận thức và tạo ra phản ứng mới có tính thích nghi cao hơn và giúp con người có các cách ứng xử linh hoạt hơn trong các mối quan hệ.
Một ngày đẹp trời, máy tính của tôi bị tấn công. Vào một buổi sáng, cánh cửa nhà xe của tôi bị kẹt, không có cách nào để tôi lấy xe ra được. Cuối cùng, tôi đành phải vào trang web của một công ty sửa chữa để lấy số điện thoại và nhờ sự giúp đỡ. Tôi nhấp vào trang web của họ, đột nhiên máy tính của tôi tối sầm lại. Một lúc sau, một thông báo nhấp nháy xuất hiện, với những tính hiệu chỉ ra rằng máy tính của tôi đã bị xâm nhập và bị vô hiệu hóa, kèm theo đó là những âm thanh lớn dồn dập vang lên để cảnh báo về việc tôi cần gọi ngay số hỗ trợ của Apple bên dưới. Đường link đó quả thật là một trò lừa đảo lớn, với mục đích khiến cho người khác hoảng loạn và nối tiếp sau đó là một chuỗi các phản ứng hoảng sợ khác. Thật sự nó đã thành công trong việc gây ra sự hoảng loạn đối với tôi. Nhưng còn về những phản ứng, rất may, là tôi đã biết rõ là nên phản ứng như thế nào, tôi liên hệ ngay với nhóm hỗ trợ của Apple để nhờ sự giúp đỡ. Những nhân viên của Apple đã cho tôi biết rằng máy tính của tôi hoàn toàn ổn và tôi chỉ cần đóng trình duyệt đó là xong, đây hoàn toàn không phải là một vụ tấn công máy tính để xâm nhập hay vô hiệu hóa các dữ liệu quan trọng. Trang web đó quả thật là một trò đùa ngu ngốc với tôi.
Điều gì khiến ta có những phản ứng như thế, hệ thần kinh đang làm gì để bảo vệ chúng ta khỏi các mối đe dọa.
Trong thực tế, không chỉ trang web đó đã gây ra những báo động giả (cố gắng làm tôi sợ rằng máy tính của mình đã bị xâm nhập) mà hệ thần kinh của chính tôi cũng khiến tôi rơi vào trạng thái đó. Cảm giác sợ hãi mà tôi cảm thấy đến từ những những phần rất nguyên thủy của não bộ và hệ thần kinh, thứ được tiến hóa và kết nối qua hàng triệu năm, chúng đang cố gắng bảo vệ tôi khỏi tình huống nguy hại.
Khi bộ não nhận ra một mối đe dọa, hệ thần kinh giao cảm chuyển các hoạt động cơ thể sang chế độ chiến đấu hoặc chạy đi. Dòng chảy của những “hóa chất” gây căng thẳng tràn vào cơ thể, cố gắng bảo vệ tôi. Nhưng trong trạng thái hoảng loạn, các phản ứng của tôi mạnh hơn nhiều và thật khó để mà suy nghĩ sáng suốt. Thật may mắn, các phần não tiến hóa hơn của tôi – Vỏ não trước trán, đã đến giải cứu và giúp bảo vệ tôi theo những cách có lợi, chúng cho phép tôi lùi lại và nhìn thấy tình huống một cách tổng thể hơn.
Hệ thống thần kinh của chúng ta được kết nối theo nhiều cách mà chúng hoàn toàn có thể gây ra những “báo động giả” như thế. Thông qua một quá trình nhận thức thần kinh xảy ra bên dưới bề mặt nhận thức, một vùng não liên tục quét xung quanh môi trường thông qua các giác quan, để tìm xem có bất kỳ các mối đe dọa, nguy hiểm hay các dấu hiệu an toàn. Khi chúng nhận thấy một mối đe dọa, hệ thống báo động sẽ phát ra tín hiệu. Dẫn đến phản ứng của hệ thần kinh giao cảm để chuẩn bị cho chúng ta chiến đấu với kẻ thù hoặc chạy trốn để bảo vệ chính mình.
Hệ thần kinh ảnh hưởng đến tương tác của chúng ta với xã hội như thế nào ?
Nhưng nếu mối đe dọa là đối tác, con cái, sếp, đồng nghiệp của chúng ta thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu những “mối đe dọa” mà chúng ta nhận thấy là những công việc chưa hoàn thành, không cảm thấy được lắng nghe, yêu cầu cao trong công việc hoặc những câu chuyện hiểu lầm? Hệ thống thần kinh nguyên thủy của chúng ta không thể phân biệt giữa những trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng hay thách thức trong các mối quan hệ ở hiện tại, vì thế chúng thường đẩy chúng ta vào phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy để cố gắng bảo vệ ta. Trong trường hợp chúng ta đang đối diện với một con hổ thì phản ứng này thật sự có lợi, nó giúp ta có phản ứng ngay lập tức, tấn công hoặc là bỏ chạy, nhưng trong nhiều tình huống ở hiện tại, cơ chế này lại làm ta không có một cái nhìn tổng quát. Khi gặp phải một sự đe dọa trong mối quan hệ nào đó, các phản ứng tấn công (la hét, phá hoại, gây hấn…) hay bỏ chạy (từ bỏ trách nhiệm, biến mất…) lại đem lại sự khó chịu cho người khác, dẫn đến sự mất niềm tin và nhạt dần giữa các mối quan hệ.
Ngoài ra còn có một phản ứng tự bảo vệ khác được hình thành trong phần nguyên thủy nhất của hệ thần kinh, được điều khiển bởi nhánh phế vị lưng của dây thần kinh phế vị. Những lúc đối mặt với các mối đe dọa, khi chúng ta cảm thấy không thể làm gì được, hệ thần kinh của chúng ta có phản ứng “đóng băng” – bất động, suy sụp, ngừng hoạt động. Trò chơi giả chết đã giúp tổ tiên của chúng ta tồn tại, nhưng phiên bản hiện đại của phản ứng này (rút lui, ngắt kết nối, không nói chuyện) thường không hoạt động tốt về lâu dài có thể dẫn đến sự rạn nứt trong các mối quan hệ.
Chúng ta có thể làm gì với những cơ chế này?
Hiểu được cách hệ thống thần kinh của chúng ta hoạt động có thể mang lại những lợi ích to lớn. Hãy xem xét ví dụ này:
Chồng tôi làm điều gì đó khiến tôi khó chịu và bị kích động. Hệ thống thần kinh của tôi quay cuồng và tôi tiếp cận chồng trong trạng thái căng thẳng, giọng nói to và dồn dập. Hệ thống thần kinh của anh ấy nhận biết “nguy hiểm” trong giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể của tôi, phản ứng của hệ thần kinh anh ấy là ngừng hoạt động và rút lui. Câu trả lời của anh ấy trở thành một mối đe dọa khác đối với tôi (nỗi sợ rạn nứt trong mối quan hệ), và đến lượt tôi, nó làm tôi trở nên khó chịu hơn, điều này khiến tôi phải giữ khoảng cách với anh ấy.
Ngoài ra, nếu tôi có thể nhận ra và nói rằng đây là tiếng chuông báo động của tôi, thì tôi sẽ có cơ hội tạm dừng và đánh giá tình hình. Tôi có thể cảm ơn phần này trong hệ thống thần kinh của tôi vì đã cố gắng bảo vệ tôi nhưng hãy nhắc nhở bản thân rằng không có trường hợp khẩn cấp nào nguy hiểm đến tính mạng ở đây. Trong khoảng thời gian nhìn nhận lại đó, có khả năng tôi sẽ bước ra khỏi phản ứng theo thói quen của mình. Tôi có thể tự nhủ rằng điều thực sự sẽ giúp tôi cảm thấy an toàn hơn trong thời điểm này là giữ bình tĩnh và kết nối – để kích hoạt các bộ phận mới nhất của não và hệ thần kinh của tôi (vỏ não trước trán và nhánh phế vị bụng). Nếu tôi thu thập suy nghĩ của mình, hạ thấp giọng và nhẹ nhàng và đợi cho đến khi cơ thể cảm thấy thoải mái hơn trước khi tiếp cận và nói, hệ thống thần kinh của chồng tôi sẽ có nhiều khả năng tiếp nhận bất cứ điều gì mà tôi nói. Trong trạng thái được quản lý chặt chẽ hơn này, có nhiều khả năng hơn để giải quyết và sửa chữa.
Chúng ta có thể làm gì nếu các cơ chế này kích hoạt?
- Kể tên những gì sắp xảy ra trong hệ thống thần kinh của bạn (tôi sắp bỏ chạy, tôi muốn tấn công họ, tôi đang đóng băng).
- Hãy nói đây có phải là một trường hợp khẩn cấp, đe dọa tính mạng không? Nếu không, hãy tạm dừng chúng lại, cố gắng huy động những bộ phận phát triển hơn (vỏ não trước trán) để kêu gọi sự giúp đỡ, đưa ra góc nhìn tổng quan về vấn đề.
- Dành một chút thời gian để “trấn an” hệ thống thần kinh của bạn (ví dụ: thở đều, chánh niệm…).
- Lưu ý đến ý định phản ứng của bạn, lùi lại và nhìn mọi thứ tổng thể hơn.
- Nhắc nhở bản thân để tìm thấy cảm giác an toàn và bình tĩnh sẽ giúp bạn có nhiều khả năng duy trì kết nối với sự việc và tìm ra các giải pháp tốt hơn so với phản ứng tự động mà hệ thần kinh muốn kéo bạn vào.
Vậy làm thế nào khi bạn nhận ra người khác đang kích hoạt một cơ chế thần kinh?
- Biết rằng hệ thống thần kinh đang cố gắng bảo vệ họ và họ đang đối diện trước một mối đe dọa.
- Tự hỏi rằng họ đang gặp phải điều gì gây ra mối đe dọa đó.
Từ đó, hãy tiếp cận tình huống theo một cách hữu ích nhất để thần kinh của họ cảm nhận được sự an toàn từ bạn. Ví dụ: nói chuyện với một giọng điệu nhẹ nhàng, điềm tĩnh và bắt đầu bằng cách mời họ nói chuyện và bạn đóng vai trò lắng nghe: “Tôi nhận thấy bạn đang bực bội. Không biết bạn có muốn nói gì về nó không”.